Dịch kỹ thuật là chìa khóa cho thành công trên thị trường quốc tế của sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngày nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp vươn ra toàn cầu, nhằm tăng quy mô thị trường hoặc cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng cách cung cấp các phiên bản ngôn ngữ bản địa hóa cho sản phẩm của mình. Trong bài viết này, AM Việt Nam sẽ chia sẻ cho các bạn những cách thức phổ biến để xử lý một bản dịch kỹ thuật trên thị trường hiện nay.
Thách thức chính trong quá trình dịch kỹ thuật
Chất lượng và độ chính xác luôn là ưu tiên hàng đầu trong mọi dự án dịch thuật. Nhưng dịch kỹ thuật thậm chí còn đặt ra những đòi khỏi khắt khe hơn cho những tiêu chí này do những sai sót nhỏ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng: phạt tiền, kiện tụng, mất uy tín hoặc thậm chí từ chối cấp bằng sáng chế—dẫn đến việc công ty không thể tiếp tục hoạt động trên thị trường đó.
Nói cách khác, sự tuân thủ và trách nhiệm của doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với chất lượng bản dịch kỹ thuật của công ty. Mỗi chuyên ngành dịch kỹ thuật đều có những điều kiện tiên quyết, thuật ngữ chuyên ngành riêng và đòi hỏi đội ngũ dịch thuật viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực tương ứng.
Ví dụ: trong trường hợp bản dịch liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (IPR)—bao gồm bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, bí mật thương mại, cấp phép và cạnh tranh không lành mạnh—người dịch cần sử dụng thành loại loại ngôn ngữ rất cụ thể và chặt chẽ. Biên dịch viên còn phải sở hữu lượng kiến thức liên ngành nhất định để làm quen với các khía cạnh công nghệ, kinh doanh, kinh tế và pháp luật.
Cách dịch các tài liệu có tính chất kỹ thuật
Mặc dù dịch thuật kỹ thuật đòi hỏi người viết và dịch giả kỹ thuật có thể cung cấp chuyên môn kỹ thuật, nhưng công nghệ dịch thuật—chẳng hạn như dịch máy thần kinh, bộ nhớ dịch, cơ sở thuật ngữ và kiểm tra đảm bảo chất lượng tự động—có thể giúp hợp lý hóa quy trình. Các công cụ hiện có ngày nay đã được hoàn thiện qua nhiều năm để giúp giải quyết các dự án dịch thuật kỹ thuật phức tạp dễ dàng hơn bằng cách thức hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.
Ngày nay, có thể sử dụng 3 phương pháp chính để dịch tài liệu kỹ thuật, tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu của dự án:
#1. Sử dụng bản dịch của biên dịch viên
Phương án này yêu cầu dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp từ dịch thuật viên có chuyên môn kỹ thuật để dịch tài liệu thủ công. Ưu điểm của phương pháp này là độ chính xác của bản dịch được đảm bảo—miễn là bạn làm việc với các nhà cung cấp dịch thuật chuyên ngành.
Nhờ nắm rõ ngữ cảnh cũng như các sắc thái văn hóa và ngôn ngữ, người dịch có thể giải quyết những điểm còn mơ hồ, xác định các thuật ngữ phổ biến nhất ở một địa phương nhất định và đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng chất lượng cao.
Mặt khác, bản dịch của con người là một quá trình thủ công nên có thể chậm và tốn kém. Hơn nữa, nếu không tìm được người dịch, có thể gây chậm trễ. Chi phí quản lý dự án—để đảm bảo dịch thuật viên được cung cấp tất cả thông tin cần thiết và nội dung đúng thời hạn—cũng có thể rất quan trọng.
#2. Sử dụng bản dịch máy (MT)
Dịch máy là phương pháp tạo ra bản dịch tự động nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Dịch máy nơ-ron (NMT) là loại hình MT tiên tiến và đáng tin cậy nhất hiện nay. Hình thức dịch máy này áp dụng một hệ thống tự động dịch văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không cần sự can thiệp của con người.
Nhược điểm lớn nhất của bản dịch máy so với bản dịch của biên dịch viên đến từ việc thiếu sót một số kỹ năng dịch của con người, chẳng hạn như diễn giải ngữ cảnh và sắc thái văn hóa. Ví dụ, dịch thuật viên có thể điều chỉnh bản dịch cho phù hợp với các sắc thái ngôn ngữ, giọng điệu và phong cách khác nhau, đồng thời diễn đạt ý tưởng theo những phương án sáng tạo.
Phải nói rằng, dịch kỹ thuật là một trong những trường hợp dịch máy có thể phát huy tối đa những ưu điểm của mình vì văn bản chứa nhiều thuật ngữ được định nghĩa chính xác và các tài liệu có cấu trúc chặt chẽ. Thông thường, bạn sẽ không thấy xuất hiện thành ngữ, quán ngữ hoặc sắc thái tinh vi trong các tài liệu kỹ thuật và trong trường hợp này độ chính xác thường được đặt lên trên độ trôi chảy của ngôn ngữ, vì vậy dịch máy có thể đem lại kết quả tốt—nếu áp dụng đúng công nghệ.
#3. Hiệu đính bản dịch máy (MTPE)
Phương pháp này ngày càng phổ biến khi cung cấp dịch vụ dịch thuật dành cho doanh nghiệp, kết hợp những ưu điểm tốt nhất của cả hai phương pháp sử dụng bản dịch của biên dịch viên và bản dịch máy. Dịch thuật viên chuyên nghiệp chịu trách nhiệm chỉnh sửa bản dịch nháp do công cụ dịch máy tạo ra để đảm bảo độ chính xác, rõ ràng và chất lượng bản dịch cao.
MTPE là lựa chọn phổ biến cho các công ty có dự án bản địa hóa lớn vì có thể tiết kiệm thời gian và chi phí như khi sử dụng bản dịch máy trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Tập hợp dữ liệu được đưa vào công cụ MT càng lớn thì khả năng có được bản dịch tốt càng lớn. Nhờ học máy, khi dịch thuật viên đọc lại và chỉnh sửa bản nháp MT, đồng thời họ đang đào tạo công cụ này để tạo ra các bản dịch chất lượng cao hơn mỗi lần sử dụng nó.
Quản lý thuật ngữ và kiến thức chuyên môn theo chủ đề
Xác nhận thuật ngữ trong dịch kỹ thuật là công cụ chính để có được bản dịch chính xác. Quá trình này bao gồm phát triển, quản lý và triển khai nhất quán cơ sở dữ liệu thuật ngữ dùng chung (còn được gọi là bảng thuật ngữ hoặc cơ sở thuật ngữ) trước khi khởi động mọi dự án dịch thuật để sử dụng đồng bộ các thuật ngữ trong tất cả các bản dịch.
Quan trọng nhất là nỗ lực đồng bộ giữa biên dịch viên chuyên ngành, chuyên gia pháp lý và tư vấn viên thị trường địa phương. Lý tưởng nhất là bảng chú giải các thuật ngữ nên bao gồm thuật ngữ kỹ thuật, cách diễn đạt theo loại văn bản cụ thể, từ viết tắt, chữ viết tắt, v.v.
Việc quản lý hiệu quả ngôn ngữ và thuật ngữ chuyên ngành, kết hợp với hiểu biết sâu sắc về chủ đề, có thể giảm đáng kể nguy cơ sai sót hoặc sơ suất gây thiệt hại về tiền bạc trong các dự án dịch kỹ thuật. Triển khai bảng thuật nghĩ mọi người trong tổ chức có thể tốn chút công sức, nhưng một khi đã áp dụng thành công, người dịch sẽ có tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các thuật ngữ chuyên ngành cụ thể và các thuật ngữ thường xuyên sử dụng.
Hoạt động này có thể giúp cải thiện hiệu quả, độ chính xác và khả năng quay vòng của bản dịch cũng như đảm bảo tính nhất quán trên các thị trường. Ngoài ra, việc đọc và xác nhận kỹ tất cả các thuật ngữ liên quan đến sản phẩm và dịch vụ có thể cải thiện tính gắn kết trong thông điệp tiếp thị toàn cầu của doanh nghiệp, xây dựng một thương hiệu được khách hàng trên toàn thế giới nhận diện và tin tưởng.
Đơn giản hóa hoạt động dịch kỹ thuật bằng công nghệ bản địa hóa
Với sự tiến bộ của công nghệ, các doanh nghiệp có thể tiếp cận với một loạt các công cụ và dịch vụ trên nền tảng đám mây giúp giảm bớt những thách thức của dịch kỹ thuật. Các công cụ, nền tảng và giải pháp phần mềm dịch thuật khác nhau được sử dụng để quản lý việc dịch và bản địa hóa các sản phẩm kỹ thuật số, như ứng dụng web hoặc thiết bị di động, cũng như nội dung, được gọi chung là công nghệ bản địa hóa.
Trước khi công nghệ bản địa hóa ra đời, người dịch thường sử dụng các quy trình thủ công cùng với bảng tính. Quy trình dịch thuật này thường dẫn đến sai sót và bản dịch sai, có thể khiến doanh nghiệp gánh chịu hậu quả—chẳng hạn như trì hoãn thời gian ra mắt thị trường, giảm chất lượng đầu ra, tăng chi phí và gây tổn hại đến danh tiếng—vượt xa lợi ích của hoạt động vươn ra toàn cầu ban đầu.
Công nghệ bản địa hóa xuất hiện cách mạng hóa các dự án dịch và bản địa hóa kỹ thuật. Ví dụ: hệ thống quản lý dịch thuật (TMS) cung cấp giải pháp quản lý quy trình làm việc và tự động hóa các tác vụ thủ công toàn diện, bao gồm mọi công cụ từ dịch máy và quản lý thuật ngữ đến bộ nhớ dịch và cơ sở thuật ngữ cũng như các công cụ đảm bảo chất lượng tự động.
Bằng cách tận dụng các giải pháp mới nhất, doanh nghiệp có thể quản lý lượng lớn nội dung, giảm thiểu lỗi, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cũng như duy trì chất lượng bản dịch nhất quán.
Những tính năng sau chính là lí do các doanh nghiệp cần trang bị công cụ bản địa hóa nếu muốn giải quyết những thách thức trong quá trình dịch kỹ thuật:
- Tự động hóa và hợp lý hóa các tác vụ lặp đi lặp lại và tốn thời gian trong quy trình dịch thuật truyền thống, chẳng hạn như trích xuất nội dung từ các văn bản kỹ thuật và gửi cho người dịch, đồng thời nhập tài liệu đã dịch vào nguồn ban đầu
- Cải thiện chất lượng và tính nhất quán của bản dịch bằng cách cung cấp kho lưu trữ thuật ngữ trung tâm cho doanh nghiệp
- Gắn cờ tất cả các lỗi hoặc cách sử dụng không nhất quán có thể bị bỏ qua khi chạy kiểm tra đảm bảo chất lượng tự động phát hiện lỗi chính tả và ngữ pháp hoặc các vấn đề tiềm ẩn khác
- Giảm thời gian ra mắt thị trường bằng cách hợp lý hóa các quy trình và luồng làm việc cho phép sản xuất nội dung chất lượng cao hơn trong thời gian ngắn hơn
- Tăng hiệu quả và giảm chi phí bằng quy trình dịch hiệu quả sử dụng lại nội dung đã dịch
- Tiết kiệm chi phí bằng qua việc kết hợp AI và kiến thức chuyên môn của biên dịch viên bằng cách tận dụng bản dịch má