Vai trò của hoạt động Đọc soát trong quy trình dịch thuật văn bản

Vai trò của hoạt động Đọc soát trong quy trình dịch thuật văn bản
Vai trò của hoạt động Đọc soát trong quy trình dịch thuật văn bản

Quy trình dịch thuật chính quy bao gồm 3 bước: Dịch thuật – Hiệu đính – Đọc soát hay còn biết đến là qui trình TEP (Translation – Editing – Proofreading). Có nhiều sai lầm khi coi đọc soát chỉ là một lựa chọn không mang tính bắt buộc để có thể giảm thời gian và chi phí, tuy nhiên trong kinh nghiệm dịch thuật thực tế cho thấy, đọc soát phải là một hoạt động bắt buộc để đảm bảo có một bản dịch tuân thủ các tiêu chí chất lượng đầu ra.

Đọc soát bản dịch là gì?

Đọc soát bản dịch là việc đọc lại toàn bộ bản dịch nhằm đảm bảo bản dịch đã tuân thủ các tiêu chí dịch thuật. Hoạt động đọc soát được tiến hành sau khi bản dịch đã được hiệu đính bởi chuyên gia ngôn ngữ và chuyên gia chuyên ngành (nếu có). Việc đọc soát có thể được thực hiện bởi 1 người hoặc 2 người (đọc song song) tùy theo yêu cầu và tính chất của bản dịch.

Đọc soát bản dịch
Đọc soát bản dịch

Yêu cầu đối với người đọc soát

Như đề cập trong phàn định nghĩa, có 2 kiểu đọc soát là đọc soát 1 người (solo) và đọc soát 2 người (parallel)). Mỗi kiểu đọc soát đều yêu cầu người đọc có những kỹ năng sau:

  • Người đọc phải có kiến thức ngữ pháp chắc chắn và chuyên sâu.
  • Kỹ năng trình bày ngôn ngữ chuẩn mực.
  • Hiểu được nội dung bản dịch, có kiến thức nền tảng sâu rộng.
  • Là người bản địa của ngôn ngữ mục tiêu.
  • Là người cẩn trọng, có khả năng đọc và làm việc tập trung 1 công việc trong nhiều giờ.
  • Người đọc soát Solo không cần phải giỏi ngôn ngữ nguồn, tuy nhiên thông thạo ngôn ngữ nguồn cũng là 1 lợi thế đáng kể.

Đối với kiểu đọc soát Parallel thì bản dịch sẽ được đọc to bởi một người có kỹ năng đọc solo, người còn lại sẽ lắng nghe và theo dõi trên bản gốc để đánh giá về mặt ngôn ngữ, ý hiểu, sự mạch lạc trong trình bày đã phù hợp chưa. Vì vậy trong trường hợp này người còn lại sẽ đóng vai trò kiểm soát về mặt ngôn ngữ của bản dịch.

Vai trò của hoạt động đọc soát bản dịch

Trong mỗi hình thức trên đều Người đọc soát cần nhiều kỹ năng và có kiến thức liên quan đến bản dịch. Việc đọc soát giúp cho bản dịch đáp ứng được các tiêu chí dịch thuật sau: 

  • Tính dễ đọc: Bản dịch sẽ dễ đọc và dễ hiểu hơn cho đối tượng đọc mục tiêu.
  • Ngữ pháp, dấu câu và chính tả: Bản dịch chuyên nghiệp hơn và tránh hiểu sai.
  • Văn phong: Ngôn ngữ đọc sẽ phù hợp hơn với loài tài liệu, loại chuyên ngành và mục đích sử dụng.
  • Tính thống nhất cách dịch: Thông thường tiêu chí này sẽ được đảm bảo từ bước hiệu đính, tuy nhiên đọc lại sẽ giúp khắc phục triệt để hơn.
  • Hình thức của văn bản: Bản dịch chuyên nghiệp và có hình thức giống bản gốc (định dạng, font chữ, cơ chữ, màu sắc và hình ảnh).
  • Tính hiểu đúng của bản dịch: Nghĩa là thông điệp của bản dịch phải được hiểu đúng như thông điệp vốn có trong bản gốc.

Vì vậy, đọc soát chính là bước phân tích lại bản dịch một cách toàn diện, từ tổng thể cho đến những chi tiết nhỏ nhất, từ đó tạo ra một sản phẩm dịch thuật chuẩn mực.

Qua việc đọc soát, những lỗi mà người dịch và người chỉnh sửa văn bản đã bỏ qua có thể được phát hiện, như lỗi dấu câu, lỗi chính tả hay thậm chí là cả lỗi ngữ pháp. Đặc biệt, một văn bản có thể được dịch bởi nhiều biên dịch viên, sự không thống nhất trong cách dùng từ, giọng văn cũng sẽ phát hiện trong bước cuối này.

Đọc soát còn rất quan trọng đối với những văn bản đòi hỏi sự căn chỉnh văn bản dịch giống hệt văn bản gốc. Thông thường các ngôn ngữ có sự khác nhau về mặt ngôn từ nên kích thước văn bản dịch và văn bản gốc cũng khác nhau. Do đó việc đọc soát còn giúp phát hiện ra những chỗ trình bày văn bản bị lệch và căn chỉnh lại cho phù hợp.

Với những văn bản cần căn chỉnh lại, người đọc soát cần một bản in của văn bản gốc để có thể phát hiện một cách dễ dàng những khác biệt về kiểu chữ giữa hai văn bản, hay vị trí của đoạn văn, hình ảnh không giống so với bản gốc.

Đọc soát là một bước quan trọng trong quá trình dịch thuật. Ngay cả khi việc đọc soát tốn nhiều thời gian, khiến việc chuyển bản dịch đến khách hàng chậm trễ thì đây vẫn là một bước không thể bỏ qua.

Chia sẻ bài viết này:

Picture of AM Localize

AM Localize

Giám đốc Dự án

Bình luận của bạn

Vai trò của hoạt động Đọc soát trong quy trình dịch thuật văn bản