Tầm quan trọng của 3 mạo từ trong dịch thuật hợp đồng

Trong ngôn ngữ pháp lý có những đặc điểm riêng biệt vốn không phổ biến trong ngôn ngữ đời thường, do đó phương pháp dịch tiếng Anh pháp lý cũng cần phải điều chỉnh để đáp ứng mục đích sử dụng. Cụ thể trong hợp đồng pháp lý tiếng Anh, tần suất xuất hiện dày đặc của mạo từ và giới từ chứng tỏ đây là một đặc điểm người dịch cần lưu tâm trong quá trình dịch thuật, đặc biệt với tính chất công việc đặc biệt có liên quan đến luật pháp. Bài viết này AMVN sẽ chia sẻ tầm quan trọng của 3 mạo từ trong dịch thuật hợp đồng đến bạn đọc.
Tầm quan trọng của 3 mạo từ trong dịch thuật hợp đồng
Tầm quan trọng của 3 mạo từ trong dịch thuật hợp đồng

Trong ngôn ngữ pháp lý có những đặc điểm riêng biệt vốn không phổ biến trong ngôn ngữ đời thường, do đó phương pháp dịch tiếng Anh pháp lý cũng cần phải điều chỉnh để đáp ứng mục đích sử dụng. Cụ thể trong hợp đồng pháp lý tiếng Anh, tần suất xuất hiện dày đặc của mạo từ và giới từ chứng tỏ đây là một đặc điểm người dịch cần lưu tâm trong quá trình dịch thuật, đặc biệt với tính chất công việc đặc biệt có liên quan đến luật pháp. Bài viết này, AMVN xin chia sẻ tới bạn đọc tầm quan trọng của 3 mạo từ trong dịch thuật hợp đồng, chúng ta cùng theo dõi nhé!

Vậy phương pháp xử lý mạo từ và giới từ hợp lý nhất khi dịch hợp đồng pháp lý là gì?

Dịch thuật về cơ bản cần truyền tải hết nội dung văn bản nguồn sang văn bản đích. Nhưng đối với văn bản coi trọng sự chính xác của ngôn từ như văn bản pháp lý thì ta nên dịch bám sát nhất có thể cả hình thức của văn bản nguồn, trong đó có cả mạo từ.

Tầm quan trọng của mạo từ
Phương pháp xử lý mạo từ

Có ba mạo từ trong tiếng Anh

Tầm quan trọng cùa 3 mạo từ này
Tầm quan trọng cùa 3 mạo từ này
  • a
  • an
  • the

Hai mạo từ “a, an”

Là mạo từ bất định và đều có nghĩa là một.

Mạo từ “the”

Là mạo từ xác định và không có nghĩa, chỉ có tác dụng thể hiện tính xác định hoặc không xác định trong câu. Vậy nên khi dịch ta không dịch mạo từ the mà chỉ quan tâm đến hai mạo từ còn lại là a, an. Một hiện tượng dịch liên quan đến hai mạo từ này là nhiều khi để câu gãy gọn, dễ hiểu hơn thì từ “một” sẽ bị lược bỏ trong bản dịch.

Ví dụ như câu sau:

“Would James even notice that it was a special coin?”

Ta có thể dịch là “Cậu James có để ý đó là một đồng xu đặc biệt không nhỉ?”, nhưng cũng có thể lược thành “Cậu James có để ý đấy là đồng xu đặc biệt không nhỉ?”. Hai cách dịch này đều có thể chấp nhận được và không ảnh hưởng tới độ chính xác của câu. Tuy nhiên, với một câu như:

“It is not aware of any circumstances which are likely to lead to: Any Authorisation being subject to a condition or requirement which it does not reasonably expect to satisfy or the compliance with which has or could reasonably be expected to have a Material Adverse Effect.”

thì buộc phải dịch từng mạo từ và không được lược bỏ,

“Bên Có Nghĩa Vụ không biết bất kỳ trường hợp nào có khả năng dẫn đến: Bất kỳ Chấp Thuận nào phải tuân theo một điều kiện hoặc yêu cầu mà không được dự kiến một cách hợp lý sẽ đáp ứng hoặc việc tuân thủ Chấp Thuận đã hoặc có thể được cho là hợp lý sẽ có Ảnh Hưởng Bất Lợi Đáng Kể.”

Người dịch nên làm rõ mạo từ để người sử dụng bản dịch không diễn giải sai lầm điều khoản hợp đồng, tránh xảy ra tranh chấp sau này.

Chia sẻ bài viết này:

Picture of Duyen Dam-thi

Duyen Dam-thi

Luật sư Cố vấn

Bình luận của bạn

Tầm quan trọng của 3 mạo từ trong dịch thuật hợp đồng