Khi tuyển dụng ứng viên mới, một trong những điều quan tâm lớn của các Công ty là ứng viên có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp không? Vậy bạn đã thực sự hiểu văn hóa doanh nghiệp là gì? Cùng tham khảo bài viết của này để có cái nhìn tổng quát về văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Có rất nhiều khái niệm về văn hóa doanh nghiệp như:
- “Văn hóa doanh nghiệp là phẩm chất riêng biệt của tổ chức, được nhận thức và phân biệt nó với các tổ chức khác trong cùng lĩnh vực” Gold, K.A
- “Văn hóa doanh nghiệp là sự thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lan truyền, kế thừa trong thời gian dài” Kotter, J.P. & Heskett, J.L
- “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và là giá trị tồn tại phổ biến, tương đối ổn định trong doanh nghiệp” Williams, A., Dobson, P. & Walters, M
Văn hóa doanh nghiệp tồn tại trong công ty hằng ngày, như lời ăn tiếng nói, trang phục cử chỉ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau, v.v. Văn hóa doanh nghiệp là tất cả giá trị văn hóa vô hình và hữu hình được xây dựng trong suốt quá trình hình thành, phát triển của Doanh nghiệp.
Các dạng văn hóa doanh nghiệp
- Văn hóa công ty lãnh đạo: Một doanh nghiệp có văn hóa công ty tập trung vào lãnh đạo hỗ trợ sự phát triển của nhân viên và tập trung vào việc giúp họ thành công trong lĩnh vực của họ. Họ có xu hướng có các chương trình cố vấn và huấn luyện chuyên nghiệp để giúp nhân viên phát triển kỹ năng của họ và tạo cơ hội thăng tiến (ví dụ: thăng chức nội bộ , chương trình luân chuyển công việc, hoàn trả học phí, …).
- Văn hóa công ty đổi mới hoặc chính xác: Văn hóa công ty đổi mới hoặc chính xác tập trung vào phát triển và đổi mới. Các công ty khởi nghiệp công nghệ là một ví dụ về loại hình văn hóa công ty này. Nó loại bỏ khuôn mẫu giao tiếp nghiêm ngặt trong văn hóa truyền thống, thực hiện việc truyền đạt ý tưởng dễ dàng và chấp nhận tính cá nhân và sự khéo léo từ tất cả các bộ phận của công ty. Những người có sức sáng tạo mạnh mẽ thường làm việc tốt trong loại hình văn hóa kinh doanh này.
- Văn hóa công ty truyền thống: Trong văn hóa kinh doanh truyền thống, mọi người thường phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt do công ty đặt ra, bao gồm quy tắc trang phục, quy trình công ty và hệ thống phân cấp tổ chức. Trái ngược với 2 loại hình văn hóa công ty còn lại có phần giản dị, văn hóa công ty truyền thống thường trang trọng hơn (ví dụ: bắt buộc khi đến công ty là com lê và cà vạt).
Yếu tố cơ bản hình thành nên văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được cấu thành bởi nhiều yếu tố tùy thuộc vào mỗi công ty, nhưng tổng hợp chung quy lại sẽ có những đặc điểm giống nhau sau:
Các yếu tố hữu hình trong văn hóa doanh nghiệp:
- Không gian: Là địa điểm, cơ sở vật chất, cách bài trí, trang hoàng văn phòng, không gian làm việc,…
- Con người: Gồm có độ tuổi, giới tính điều này cũng thể hiện đặc thù theo ngành của công ty, ví dụ các công ty về công nghệ sẽ nhiều nhân viên nam hơn…
- Trang phục: Tùy thuộc vào văn hóa từng doanh nghiệp. Các công ty có văn hóa công ty truyền thống sẽ thường mặc đồng phục cả tuần. Ngược lại 2 loại hình văn hóa còn lại có thể sẽ mặc so le các ngày hoặc chỉ mặc vào các dịp đặc biệt của công ty.
- Ngôn ngữ giao tiếp: Thực tế có nhiều công ty sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thông thường theo các chuẩn mực chung; nhiều công ty quy ước cách giao tiếp, xưng hô nội bộ theo cách riêng. Và cũng có nhiều công ty quy định về cách giao tiếp/trao đổi bằng ngôn ngữ với Khách hàng,…
Các yếu tố vô hình trong văn hóa doanh nghiệp:
- Lịch sử và truyền thống hình thành nên tổ chức: Là những câu chuyện, những kỷ niệm, những dấu mốc quan trọng mà mỗi thành viên đã và đang làm việc tại doanh nghiệp đều ghi nhớ, tự hào và mong muốn được xây dựng, gắn kết. Đó có thể là câu chuyện vượt nghịch cảnh, vượt khó khăn hay những lần được vinh danh, đạt thành tựu của tập thể/cá nhân trong doanh nghiệp…
- Giá trị cốt lõi: Là những giá trị chung mà doanh nghiệp hướng tới xây dựng. Những giá trị này thường được xây dựng trên nền tảng tính cách, sở thích của người đứng đầu doanh nghiệp. Có 3 nền tảng mấu chốt để mỗi doanh nghiệp nghĩ đến khi xây dựng giá trị cốt lõi (bên cạnh tầm nhìn/sứ mệnh) của mình, đó là: Nhân sự nội bộ, Đối tác/Khách hàng và Cộng đồng Xã hội.
- Môi trường làm việc: Là không khí, là tinh thần mà mỗi nhân viên cảm nhận được khi đến văn phòng. Ví dụ có những môi trường làm việc trẻ trung năng động nhưng cũng có những môi trường đề cao sự riêng tư, đòi hỏi của những công việc cần độ chính xác cao.
- Chính sách chế độ: Phần này được xây dựng dựa trên quy mô và tài chính của công ty. Chúng ta có chính sách lương/thưởng, chính sách phúc lợi/chế độ đãi ngộ,… Khi công ty đang trong giai đoạn khởi nghiệp với số lượng nhân sự dưới 10 người thì phần này thường chưa được chú trọng xây dựng một cách bài bản, phần lớn sẽ là tự phát và mang tính “thời vụ”, chưa dài hơi…
Lưu ý
Nếu công ty có điều kiện ngân sách dồi dào: Hãy xây dựng những chính sách phúc lợi thật tốt cho cán bộ nhân viên, hãy nghĩ đến việc tổ chức những sự kiện, những hoạt động quy mô để gắn kết, tri ân đến Gia đình của cán bộ nhân viên có thâm niên đóng góp. Hãy nghĩ đến việc lập ra một quỹ dự phòng cho những tình huống cần thiết.
Còn công ty có quy mô chưa lớn, ngân sách còn hạn chế: Hãy xây dựng những phong trào, những hoạt động giúp nhau cùng tiến (học tập, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn), quan tâm đến tâm tư, tình cảm và hoàn cảnh của mỗi cán bộ nhân viên để có những hỗ trợ, chia sẻ dù nho nhỏ nhưng kịp thời.
Lời kết
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cả một quá trình không phải là việc riêng của đội ngũ Lãnh đạo, Quản lý hay cá nhân. Đó là công việc của toàn đội ngũ công ty. Bởi vậy, để toàn đội ngũ cùng đồng sức, đồng lòng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chúng ta cần phải đào tạo, truyền thông, cần giải thích rõ cho đội ngũ của mình hiểu được văn hóa doanh nghiệp là gì? Vì sao cần Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp? Vai trò của mỗi cán bộ nhân viên trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp… Từ đó, chúng ta có thể tạo nên một mặt bằng kiến thức, hiểu biết chung giúp toàn thể công ty cùng hướng tới mục tiêu chung và triển khai các nhiệm vụ một cách đồng bộ.
Hiện tại, AM Vietnam Translation Company đang tuyển dụng nhiều vị trí, Anh/Chị có nhu cầu có thể ứng tuyển theo link sau: https://amvietnam.com/join-our-team/