Xung đột pháp luật là gì?
Xung đột pháp luật là sự khác biệt giữa luật pháp của hai hay nhiều khu vực tài phán áp dụng cho cùng một tranh chấp đang được giải quyết. Kết quả của vụ việc sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn pháp luật nào để giải quyết tranh chấp. Xung đột có thể xảy ra giữa luật pháp giữa quốc gia này và quốc gia khác đôi khi giữa các quốc gia các qui định trong các hiệp hội quốc tế như FIDIC.
Vấn đề chính cần đặt ra khi có tình huống xung đột là: luật nào nên được áp dụng đối với vụ việc này? Tòa án sẽ tuân theo một quy trình nhất định để xác định vấn đề này. Trong cộng đồng dân luật, quy trình này được gọi là phân biệt đặc điểm hoặc phân loại.
Thông thường khi ký kết các hợp đồng thì các bên có thể lựa chọn một trong ba phương án khi quyết định cần áp dụng luật nào khi gặp xung đột trong án lệ:
- Áp dụng theo nước sở tại: Khi xung đột pháp luật pháp thuộc về vấn đề thủ tục, tòa án phần lớn tuân theo luật pháp nước sở tại.
- Áp dụng theo địa điểm phát sinh tranh chấp: Khi xung đột pháp luật thuộc về vấn đề xác định quyền hạn, tòa án hầu hết các trường hợp sẽ xử theo luật pháp của nơi nảy sinh tranh chấp.
- Áp dụng theo thống nhất của các bên tham gia: Các pháp nhân tham gia hợp đồng có thể lựa chọn luật ưu tiên cũng như quốc gia ưu tiên. Trên cơ sở đó tòa án hoặc trọng tài viên sẽ áp dụng vào phân xử.
Ví dụ tại Hoa kỳ, Tòa án liên bang có luật khác với luật nhà nước vì khu vực pháp lý của tòa án liên bang bị giới hạn trong hiến pháp. Tòa án liên bang phải tuân theo bộ quy tắc quy chuẩn phức tạp để quyết định luật áp dụng đúng trong trường hợp có xung đột trong luật.
Các chuyên gia ngành luật và học giả trong lĩnh vực luật dân sự gọi “xung đột pháp luật” pháp bằng thuật ngữ “luật tư pháp quốc tế”. Luật này áp dụng cho các tranh chấp chứa tình tiết tại nước ngoài.
Nguyên tắc cho xung đột pháp luật trở nên ngày càng cấp bách hơn xuất phát từ bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ. Việc một tập đoàn xây dựng từ quốc gia này tham gia các dự án xây dựng tại quốc gia khác trở lên phổ biến. Đối với các tình huống pháp luật như vậy, các bên thường lựa chọn các điều khoản FIDIC làm căn cứ điều chỉnh và Tòa Trọng tài Quốc tế sẽ đứng ra phân xử.
Điều khoản quy định xung đột pháp luật
Nếu nhìn vào hợp đồng kinh doanh, ta thấy hầu hết các diều khoản đều có một điều khoản “Khác”, trong đó chỉ rõ nguyên tắc xung đột pháp luật hoặc làm rõ nguyên tắc xung đột pháp luật nhằm mục đích quản lý hợp đồng. Khoản này thường được lập nhằm diễn giải thỏa thuận khi áp dụng ngoài địa điểm phát sinh tranh chấp.
Ví dụ, giả sử bạn ký hợp đồng với một công ty ở Trung Quốc. Điều này có thể làm tăng khả năng có nguyên nhân gây tranh chấp tại quốc gia này. Tuy nhiên vì bạn muốn áp dụng luật của Việt Nam vào hợp đồng và nêu rõ hợp đồng sẽ nằm trong thẩm quyền quản lý của luật pháp Việt Nam.
Trong thực tế tại Việt Nam, các hợp đồng quốc tế thường lựa chọn tòa Trọng Tài Quốc Tế đứng ra phân xử. Luật và ngôn ngữ áp dụng cũng sẽ được chỉ định rõ trong hợp đồng. Trong trường hợp Hợp đồng không nêu thì thông lệ quốc tế sẽ được áp dụng. Khi đó phần lớn là sẽ áp dụng theo luật Việt Nam, điều có thể gây bất lợi cho các nhà thầu quốc tế.
Hiện tại, các quốc gia đều có luật quy định, nơi nào là địa điểm xảy ra nguyên nhân gây tranh chấp thì nơi đó sẽ có thẩm quyền quyết định trong tranh chấp. Vì lý do này nên có nhiều trường hợp dù ban đầu qui định áp dụng luật pháp tại nước khác nhưng có thể vẫn nằm trong thẩm quyền quản lý của Quốc Gia nơi phát sinh tranh chấp dù bạn đã bày tỏ ý chí mong muốn của mình. Để tránh rắc rối không mong muốn, hợp đồng thường có điều khoản quy định ngoại lệ để tỏ rõ điều khoản về xung đột pháp luật vô hiệu lực.
Cơ sở xung đột pháp luật
Xung đột pháp luật dựa vào nguyên tắc chọn luật hợp lý áp dụng nhất trong trường hợp nhất định, để kết quả được công bằng. Quy tắc này được biết tới qua nhiều cái tên, nhưng không có tên nào là chính xác.
Trong một hệ thống luật quốc tế, xung đột xảy ra phần lớn giữa luật pháp của các nước so với các điều chỉnh quốc tế. Thuật ngữ “xung đột pháp luật” phổ biến hơn trong khi những luật như vậy hiếm khi được áp dụng cho các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, đây vẫn là một thuật ngữ chung áp dụng cho tranh chấp quốc tế. Nhiều người chỉ trích thuật ngữ này có tính chất gây hiểu lầm vì đối tượng mục đích của những điều khoản này là để giải quyết những xung đột giữa những điều khoản luật khác nhau chứ không phải chỉ riêng mình tranh chấp đó.