Các chuyên gia trong lĩnh vực marketing B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) cần biết được vị trí của SEO trong hành trình mua hàng của người mua, đặt ra các mục SEO phù hợp và điều chỉnh chiến lược của họ để theo kịp với sự thay đổi trong các hành vi và kênh tìm kiếm. Cùng AMVN để tìm hiểu 3 chiến thuật để thúc đẩy chiến lược SEO B2B của bạn là gì?
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một thành tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị số của các doanh nghiệp kinh doanh trong địa hạt B2B. 67,6% số lần click chuột trên các nội dung trực tuyến tới từ năm kết quả đầu tiên trên trang kết quả đầu tiên của công cụ tìm kiếm (SERP). Có được một trong các vị trí này trong kết quả của công cụ tìm kiếm sẽ giúp các công ty B2B nâng cao khả năng tiếp cận với khách hàng và uy tín của họ, cũng như cải thiện kết quả trong hoạt động marketing.
Tuy nhiên, SEO vẫn còn là một thách thức do thành công của hoạt động này yêu cầu sự tổng hòa của một loạt các yếu tố như trình độ kỹ thuật, khả năng phân tích, đặc điểm của người mua và thông tin về hành trình mua hàng của họ, khả năng tiếp thị nội dung và khả năng xây dựng liên kết cần. Việc các thuật toán của công cụ tìm kiếm được cập nhật thường xuyên cùng với hiểu biết không thấu đáo về hành vi tìm kiếm của người dùng có thể khiến SEO càng trở nên khó khăn hơn đối với các chuyên gia marketing B2B.
Thay vì bị choáng ngợp trước số lượng các công đoạn và thành tố cần có trong một chiến lược SEO B2B, các chuyên gia marketing B2B nên tập trung vào việc làm cho đúng căn bản. Để gia tăng thành công tổng thể của SEO, họ cần biết được vị trí của SEO trong hành trình mua hàng của người mua, đặt ra các mục SEO phù hợp và điều chỉnh chiến lược của họ để theo kịp với sự thay đổi trong các hành vi và kênh tìm kiếm.
Biết được vị trí của SEO trong hành trình mua hàng của khách hàng
Khách hàng B2B dành 27% thời gian trong hành trình mua hàng của mình để tự mình nghiên cứu thông tin trên internet, rất có thể họ sẽ sử dụng ít nhất một công cụ tìm kiếm trong quá trình này.
Trong các giai đoạn đầu của hành trình mua hàng, khách hàng B2B thường sử dụng các từ khóa tìm kiếm thường gặp, chung chung và không có tên nhãn hiệu trong đó. Tuy nhiên, khi khách hàng B2B đi sâu hơn vào hành trình và bắt đầu có quan tâm đến một sản phẩm hoặc thực hiện giao dịch mua hàng, họ thường chuyển sang các từ khóa tìm kiếm có chứa tên sản phẩm hoặc nhãn hiệu cụ thể.
Các chuyên gia marketing phải sử dụng các kỹ thuật lập bản đồ hành trình (journey mapping) cùng với nghiên cứu từ khóa. Điều này sẽ giúp họ biết cách khách hàng của mình tìm kiếm và xác định các loại từ khóa mà khách hàng sử dụng ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng. Các chuyên gia tiếp thị sau đó phải điều chỉnh chiến lược SEO B2B sao cho phù hợp với hành trình mua hàng của khách hàng để các từ khóa SEO và nội dung tương ứng phù hợp với ý định hoặc nhu cầu của khách hàng (vốn được thể hiện thông qua việc tìm kiếm).
Đặt mục tiêu SEO phù hợp
Nhiều đội ngũ marketing cho rằng thành công đối với SEO là giành được một vị trí nào đó trên SERP cho các từ khóa quan trọng chiến lược. Điều này có nghĩa là các mục tiêu cho một chiến dịch SEO thường là “đạt được vị trí thứ nhất cho các từ khóa x, y và z và vị trí thứ hai cho các từ khóa l, m và n”. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là phải hiểu rằng mặc dù các vị trí SERP hàng đầu mang lại khả năng tiếp cận khách hàng tốt hơn và giúp thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu, nhưng chúng chỉ nên được xem như một mốc tiến độ chứ không phải là mục tiêu cuối cùng. Các doanh nghiệp nên đặt ra các mục tiêu SEO tập trung vào hiệu suất kinh doanh.
Để đặt các mục tiêu SEO phù hợp với mục tiêu hiệu suất kinh doanh, điều quan trọng là phải hiểu cách SEO đóng góp vào quá trình marketing. Sau đó, sử dụng sự hiểu biết về hành vi của khách hàng để định lượng các chỉ số chính xác cho từng mục tiêu.
Điều chỉnh chiến lược SEO B2B để phù hợp với sự phát triển trong tìm kiếm trực tuyến
Tìm kiếm trực tuyến phát triển không ngừng. Đôi khi những thay đổi trong thuật toán của công cụ tìm kiếm thúc đẩy sự phát triển đó. Ví dụ, Google thường điều chỉnh thuật toán của mình từ 500 đến 600 lần một năm. Hành vi của người dùng cũng tạo ra thay đổi. Chẳng hạn, việc sử dụng các từ khóa chuỗi dài trong tìm kiếm đã tăng lên do sự phổ biến ngày càng tăng của tìm kiếm dựa trên giọng nói và tìm kiếm thông qua trợ lý cá nhân ảo. Trước bản chất liên tục biến đổi của lĩnh vực này, chiến lược SEO B2B cũng không thể đứng yên. Mà thay vào đó, các chuyên gia tiếp thị B2B phải theo dõi, tái đánh giá và tái cơ cấu quá trình SEO của họ để phù hợp với sự phát triển của các thuật toán tìm kiếm và hành vi của khách hàng.
Chiến lược SEO B2B: Đánh giá điểm mạnh trước khi đưa ra các chiến thuật tối ưu hóa
Bất kỳ doanh nghiệp B2B nào hiện đang hoạt động trong môi trường kỹ thuật số đều có thể đã có sẵn cho mình một chiến lược SEO. Trả lời các câu hỏi bên dưới và sử dụng câu trả lời của bạn để hiểu rõ hơn về những điểm yếu trong chiến lược SEO hiện tại của bạn. Bất kỳ cập nhật hoặc điều chỉnh nào được xây dựng để thúc đẩy chiến lược SEO phải đảm bảo rằng các điểm mạnh của chiến lược SEO hiện tại có thể được duy trì.
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của chiến lược SEO bằng các câu hỏi sau:
- Tỷ lệ hữu cơ trong lưu lượng truy cập trang web hiện tại là bao nhiêu?
- Tỷ lệ lưu lượng truy cập trang web hữu cơ chuyển thành khách hàng là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp của bạn hiện đang xếp hạng trên hay dưới các đối thủ cạnh tranh trên SERP cho các từ khóa chính?
- Những từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất mà doanh nghiệp của bạn hiện đang dựa vào là gì?
- Các từ khóa với được đưa vào chiến lược SEO với tần suất là bao nhiêu?